Mặc dù các công trình nhà ở mới xây hiện nay hầu hết đều lựa chọn giải pháp đi dây điện âm tường để đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn có một số lượng rất lớn công trình nhà ở lớn lựa chọn cách đi dây điện nổi bởi cách đi này vừa tiết kiệm chi phí lại dễ dàng trong việc lắp đặt sửa chữa.
Tuy vậy, cách đi dây điện nổi trong nhà cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định để nâng cao tính thẫm mỹ và đảm bảo tối đa tính an toàn cho người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ mô tả những ưu nhược điểm và những nguyên tắc mà bạn cần phải chú ý.
Đây là phương pháp đi dây điện trong các đường ống nhựa tròn hoặc dẹt và được ốp lên tường hay trần nhà. Dây điện sẽ được dẫn từ nguồn điện bên ngoài vào trong nhà rồi được phân chia tới các phòng.Việc đi dây điện nổi trong nhà thường được làm khi bạn đã hoàn tất việc xây dựng.
Ưu điểm :
Nhược điểm:
Để dây điện không vướng víu hay làm cản trở sinh hoạt hàng của mọi người trong gia đình thì vị trí đi dây điện nổi phải cách nền nhà ít nhất 2 mét. Trong trường hợp nhà có người già và trẻ nhỏ thì đường dây điện nổi phải cố định chắc chắn, tránh xa tầm với.
Ở những nơi gần đường ống nước, vòi nước sinh hoạt hay những nỏi ẩm thấp như nhà bếp, nhà tắm… Bạn không nên đi dây điện nổi. Bởi như thế sẽ rất dễ gây rò rỉ điện, cháy chập điện … gây mất an toàn cho người sử dụng.
Tuyệt đối không nên đấu tắt dây điện trong ống gen. Bởi nếu làm như thế, dưới tác động của môi trường, nhiệt đô, tại mối đấu nối này lâu ngày có thể bị mài mòn, oxy hóa gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Đã có không ít trường hợp cháy nhà do tại các mối đấu nối này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ.
Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên cho dây điện vào trong ống nhựa tròn hoặc ống nhựa dẹt rồi gắn cố định lên tường hoặc lên trần nhà. Như thế vừa đảm bảo tính an toàn lại vừa có thẩm mỹ cho không gian sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý tính toán đường kính ống nhựa sao cho phù hợp với số lượng dây để tránh tình trạng bung ống hay tét ống.
Nếu bạn chọn cách không luồn dây điện vào ống nhựa thì bạn cần phải bọc bện ngoài dây điện bằng vật liệu chống cháy. Sau đó có thể sử dụng băng keo trong suốt để cố định dây lên tường.
Bên cạnh những nguyên tắc an toàn khi đi dây điện nổi trong nhà như trên. Nếu bạn là người yêu thích sự sáng tạo, tính thẩm mỹ hay muốn tạo sự khác biệt. Bạn có thể áp dụng những cách đi dây điện nổi đẹp dưới đây để có thể tạo nên không gian sống thêm ấn tượng hơn và thú vị hơn.
"Nếu không biết giấu những sợi dây cáp ti vi ở đâu thì tốt nhất cứ “phô bày” chúng trên tường bằng cách tạo thành những đường đi gọn gàng và tinh tế."
"Trên bức tường sơn màu xám, đường dây điện bọc vỏ màu đỏ bỗng trở nên nổi bật và thu hút. Ngoài ra,nó vừa bảo vệ đây điện tốt lại vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao."
"Thay vì đi dây điện trong những ống nhựa, bạn có thể để chúng đi theo những hình thù bạn sáng tạo lên trên tường."
"Bạn có thể thay thể băng keo trong suốt để dán dây điện bằng những băng keo có màu sắc và họa tiết hoa lá cành, hay những chú chim để cố định dây điện. Như thể sẽ tạo nên một bức tường vô cùng cute và thú vị."
"Nếu là dây điện Led, bạn có thể tạo chúng thành những hình thù thú vị. Sau đó bật đèn lên là tận hưởng thành quả thôi! "
"Với các phòng của bé, bạn có thể đi dây điện theo những hình thù mô phỏng vật dụng nào đó. Như thế vừa thỏa mãn sở thích lại vừa kích thích tư duy ở bé."
"Dây điện gọn gàng, hài hòa đối với một cửa hàng quần áo phải không nào?"
"Chủ nhà đã rất khéo léo dấu những ống nẹp dây điện nổi cùng màu sơn với trần nhà"
"Đôi khi thẳng + vuông góc chưa chắc đã đẹp"
"Nhưng trong trường hợp này thì chúng lại hoàn toàn hợp lý "
Trên đây Cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp đúng kỹ thuật mà đảm bảo an toàn bạn có thể tham khảo.